Ảnh hưởng của cốt liệu cào bóc từ bê tông nhựa cũ đến các chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông xi măng đầm lăn
Main Article Content
Tóm tắt
Sự phát triển của kinh tế xã hội, sự gia tăng nhanh các phương tiện giao thông, đặc biệt là các xe tải nặng làm cho chất lượng mặt đường giảm sút, gây ra những hư hỏng cho kết cấu mặt đường, đặc biệt là mặt đường bê tông nhựa. Các mặt đường bê tông nhựa hư hỏng được cào bóc trở thành vật liệu phế thải không phân huỷ. Vì vậy, việc tận dụng và tái sử dụng các nguồn vật liệu phế thải làm cốt liệu chế tạo bê tông là vấn đề được quan tâm và chú trọng trong xây dựng công trình. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng cốt liệu tái chế để chế tạo bê tông đầm lăn ứng trong xây dựng đường ô tô. Tuy nhiên, cốt liệu cào bóc từ bê tông nhựa cũ có đặc điểm cơ bản khác với cốt liệu tự nhiên, đó là màng nhựa cũ bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu tái chế. Do vậy, bài báo trình bày thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của bê tông đầm lăn sử dụng cốt liệu tái chế, so sánh với bê tông đầm lăn đối chứng. Từ đó, đánh giá ảnh hưởng của cốt liệu tái chế đến các chỉ tiêu kỹ thuật của bê tông đầm lăn (BTĐL) với hai tỉ lệ cốt liệu tái chế (40% và 80%) thay thế cốt liệu tự nhiên trong hỗn hợp bê tông.