https://jstt.vn/index.php/vn/issue/feedTạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông 2025-04-01T03:53:10+00:00Phạm Thái Bìnhbinhpt@utt.edu.vnOpen Journal Systems<p>Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông (JSTT) phiên bản Tiếng Việt (ISSN: 2734-9942) thuộc Trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT) được xuất bản theo Giấy phép hoạt động báo chí số 399/GP-BTTTT ngày 29/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền Thông với số lượng xuất bản ban đầu là 04 số/năm.</p> <p>JSTT là một Tạp chí khoa học bình duyệt, xuất bản các bài báo khoa học, các báo cáo và thông tin khoa học trong tất cả các khía cạnh của khoa học và các chủ đề liên quan chủ yếu đến giao thông và xây dựng, kinh tế, cơ khí, công nghệ thông tin. Tạp chí bao gồm các lĩnh vực nhưng không giới hạn:<br />- Quy hoạch và kỹ thuật giao thông<br />- Công trình xây dựng và dân dụng<br />- Vật liệu xây dựng<br />- Kỹ thuật cơ khí<br />- Cơ học<br />- Địa kỹ thuật<br />- Logistics và vận tải hàng hóa<br />- Kinh tế và quản lý xây dựng<br />- Khoa học môi trường<br />- Khoa học trái đất<br />- Khoa học máy tính<br />- Điện, điện tử, viễn thông<br />- Kỹ thuật ô tô<br />- Khoa học tự nhiên<br />- Khoa học cơ bản<br />- Khoa học xã hội và nhân văn<br />- Khoa học giáo dục</p> <ul> <li><a href="https://jstt.vn/index.php/vn/about#noi-dung"><strong>Nội dung đăng tải của tạp chí</strong></a></li> <li><a href="https://jstt.vn/index.php/vn/about#chinh-sach"><strong>Chính sách Tạp chí</strong></a></li> </ul>https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/266Nghiên cứu ứng dụng máy cắt laser chế tạo khung robot và khung vỏ sản phẩm2024-09-19T04:34:50+00:00Hoàng Thế Phươngphuonght@utt.edu.vnTrần Duy Dũngdungtd@utt.edu.vnVõ Thanh Đượcduocvt@utt.edu.vnVương Thị Hươnghuongvt@utt.edu.vnNgô Thị Lànhlanhnt@utt.edu.vn<p>Hiện nay, lĩnh vực khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, máy móc đang dần thay thế sức lao động của con người, và để đáp ứng với sự thay đổi đó thì các trường đại học trên thế giới thường kết hợp các bài giảng lý thuyết song song với thực hành. Sinh viên sau khi được học lý thuyết ở trên lớp, sẽ được tiếp cận với máy móc thực tế, vận dụng các kiến thức của mình để chế tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Trong các trường Đại học chuyên ngành kỹ thuật, sinh viên được học thực hành các kỹ năng thiết kế và chế tạo robot. Khi đó, một công đoạn không thể thiếu trong việc chế tạo khung robot đó là thao tác cắt các chi tiết. Đối với các phương pháp cắt truyền thống là sử dụng máy cắt cơ khí thì không đảm bảo được độ chính xác và độ phức tạp của các đường cắt nhỏ. Trong nội dung bài nghiên cứu này, nhóm tác giả trình bày nghiên cứu ứng dụng máy cắt laser trong công đoạn cắt khung robot bằng mica và chế tạo khung vỏ sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy thao tác thực hiện cắt khung robot bằng máy cắt laser đạt được độ chính xác và nhanh hơn rất nhiều so với thao tác cắt thủ công.</p>2025-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/278Bài học kinh nghiệm về kinh tế tuần hoàn của một số quốc gia châu Á và những hàm ý cho Việt Nam2024-12-06T07:31:45+00:00Bùi Thị Xuân Hươnghuongbtx@utt.edu.vnPhạm Hà Châu Quếquephc@utt.edu.vnTrần Thế Tuântuantt83@utt.edu.vn<p>Vấn đề đặt ra hiện nay đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới là tìm ra những nguồn tài nguyên thay thế để phục vụ các ngành sản xuất đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài nguyên, kinh tế tuần hoàn được xem như một giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, và là một mô hình phát triển bền vững. Bài viết này làm rõ khái niệm và nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn, tổng hợp các mô hình kinh tế tuần hoàn từ các quốc gia tiên tiến, bao gồm những chiến lược và chính sách thành công, cũng như những thách thức gặp phải. Từ đó, đưa ra các đề xuất và bài học cho Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Kết quả của nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam mà còn đóng góp vào việc xây dựng một nền tảng bền vững hơn cho nền kinh tế quốc gia.</p>2025-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/289Phân tích hiệu quả giảm dao động dây văng có sử dụng thiết bị giảm chấn thủy lực2024-12-26T07:50:21+00:00Nguyễn Tuấn Ngọcntngoc@freyssinet.com.vnPhùng Bá Thắngthangpb@utt.edu.vnTrần Trung Hiếutrantrunghieu@gmail.comNguyễn Trọng Đồngntdong@freyssinet.com.vn<p>Dây văng là bộ phận chịu lực chủ yếu trong cầu dây văng. Khi chiều dài dây cáp văng tăng lên, nó trở nên nhạy cảm với các vấn đề dao động, gây ra hiện tượng mỏi vật liệu làm giảm độ bền và sức chịu tải của công trình. Để giảm dao động cho dây văng, các loại thiết bị giảm chấn được lắp đặt nhằm bổ sung thêm, tăng độ giảm chấn, ví dụ như thiết bị giảm chấn thủy lực. Việc xác định thông số của thiết bị giảm chấn thủy lực là rất cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả giảm dao động. Bài báo trình bày việc thiết lập mô hình phân tích hiệu quả giảm dao động dây văng có sử dụng thiết bị giảm chấn thủy lực bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Từ đó xác định thông số cản phù hợp cho dây văng. Kết quả mô hình phân tích được so sánh với giá trị đo thí nghiệm hiện trường tại cầu dây văng Mỹ Thuận 2.</p>2025-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/290Thiết kế, chế tạo thiết bị đo dao động kết cấu công trình sử dụng cảm biến gia tốc MEMS2024-12-15T09:33:25+00:00Phùng Bá Thắngthangpb@utt.edu.vnDương Quang Khánhkhanhdq@vnu.edu.vnVũ Quang Dũngdungvq@utt.edu.vnNguyễn Xuân Đức Anhducanhnx@vnu.edu.vnHoàng Mạnh Quânquanmh16082003@gmail.comLê Hoàng Gianglehoanggiang03@gmail.com<p>Bài báo này trình bày nội dung thiết kế, chế tạo mạch chuyên dụng sử dụng cảm biến gia tốc MEMS (Micro-ElectroMechanical System) để thu nhận dữ liệu, phục vụ đánh giá tình trạng kỹ thuật và theo dõi quan trắc kết cấu. Thiết bị này kết nối hai cảm biến gia tốc kế ba trục ADXL345 và ADXL355 để đo gia tốc của kết cấu, cụ thể là một mô hình dầm thép tại phòng thí ngiệm của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Kết quả được so sánh với thiết bị đánh giá dao động tham chiếu là SDA-810C và mô phỏng số sử dụng phương pháp Phân tích phần tử hữu hạn. Các trường hợp phân tích và so sánh cho thấy hệ thống đảm bảo độ chính xác và độ nhạy khi so sánh với cảm biến thương mại. Thiết bị bao gồm phần cứng, phần mềm khá hoàn chỉnh cho kết quả đáp ứng yêu cầu, tiết kiệm chi phí sản xuất và thuận lợi trong quá trình sử dụng.</p>2025-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/294Đánh giá độ êm dịu của hệ thống treo chủ động 1/4 xe bằng bộ điều khiển PID và Fuzzy trên phần mềm MATLAB/SIMULINK 2024-12-31T15:17:29+00:00Cao Huỳnh Minh Hiếuhieuchm.brt@gmail.comNguyễn Thủy Lưuluunt@bctech.edu.vn<p>Bài báo nghiên cứu đánh giá độ êm dịu của hệ thống treo chủ động 1/4 xe dưới các điều kiện đường xá khác nhau với tần số kích ứng liên tục, bằng cách sử dụng bộ điều khiển PID và Fuzzy. Mô hình được xây dựng trên MATLAB/SIMULINK để so sánh hiệu suất của hai bộ điều khiển. Kết quả cho thấy PID đạt độ chính xác cao và hiệu quả trong việc giảm dao động, trong khi Fuzzy mặc dù linh hoạt và hiệu quả cao hơn tuy nhiên gặp khó khăn trong việc điều khiển chính xác và mượt mà. Nghiên cứu khẳng định ưu thế của PID trong các ứng dụng yêu cầu độ ổn định và đáp ứng nhanh.</p>2024-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/299So sánh, lựa chọn và đề xuất tiêu chí đánh giá ga đường sắt xanh tại Việt Nam2024-12-31T02:57:55+00:00Phạm Thị Huếhuept@utt.edu.vnNgô Thị Thanh Hươnghuongntt@utt.edu.vnKiều Văn CẩnCankv@utt.edu.vnNguyễn Thành Đôngdong.nguyenthanh1@hust.edu.vnLê Hoài Namlenamdl2003@gmail.com<p>Tiêu chuẩn đánh giá công trình xây dựng xanh (Green building: GB) đã được phát triển và áp dụng sớm ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đánh giá đối với ga đường sắt xanh cũng được phát triển trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá Công trình xanh (CTX), tuy nhiên việc ban hành tiêu chuẩn riêng cho lĩnh vực đường sắt vẫn còn rất hạn chế ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các tiêu chuẩn được xây dựng, ban hành và công bố sẽ đóng góp đáng kể cho chiến lược phát triển xanh, công tác bảo vệ môi trường và hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Để đề xuất được tiêu chí đánh giá ga đường sắt xanh cho Việt Nam, trước tiên cần nghiên cứu, phân tích và so sánh các tiêu chuẩn đánh giá CTX và tiêu chuẩn đánh giá ga hành khách đường sắt xanh ở một số quốc gia trên thế giới. Vì vậy, bài báo này được thực hiện trên cơ sở tổng quan tài liệu để phân tích và lựa chọn tiêu chí đánh giá của các tiêu chuẩn bao gồm BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) của Anh; LEED – NC (Leadership In Energy & Environment Design) của Mỹ; CASBEE (Comprehensive Assessment System for Building Environmental Efficiency) của Nhật Bản; ESGB (Environmental, Social, and Governance) của Trung Quốc và LOTUS (Local green and universal smart) của Việt Nam. Kết quả so sánh cho thấy rằng các hệ thống có những điểm tương đồng nhất định và khác biệt riêng dựa trên sự xem xét 7 tiêu chí về sử dụng hiệu quả năng lượng; sử dụng hiệu quả nước; vật liệu/giảm chất thải; chất lượng môi trường bên trong; vị trí và môi trường bên ngoài; quản lý và các hạng mục khác. Sau đó, 5 tiêu chí đầu được lựa chọn để so sánh và phân tích sâu hơn. Trên cơ sở đó, các tiêu chí đánh giá đối với ga đường sắt xanh tại Việt Nam sẽ được đề xuất. </p>2025-02-17T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/310Kinh nghiệm phát triển ngành giày dép của Đài Loan và hàm ý cho Việt Nam2025-01-20T03:13:46+00:00Phạm Thị OanhOanhpt@dhcd.edu.vnTrần Thế Tuântuantt83@utt.edu.vn<p>Đài Loan không chỉ được biết đến như một trung tâm sản xuất linh kiện công nghệ cao, chẳng hạn như chip iPhone, mà còn đóng vai trò then chốt như một đối tác chiến lược trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nhiều nhãn hàng giày dép hàng đầu thế giới như Adidas, New Balance và Nike. Ngành công nghiệp giày dép tại Đài Loan đã có hành trình phát triển đáng chú ý, chú trọng vào đổi mới công nghệ, phát triển bền vững và thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược. Bài viết này sẽ phân tích những cột mốc đáng nhớ của ngành giày dép Đài Loan gợi mở những hàm ý quan trọng cho ngành giày dép Việt Nam. Dù đã gặt hái được nhiều thành công nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất, Việt Nam phải tiếp tục đương đầu với không ít khó khăn, trong đó có những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tiêu chuẩn bền vững, hạn chế về công nghệ, sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và áp lực cạnh tranh với các quốc gia khác. Bài viết cũng đề xuất các giải pháp thực tiễn dựa trên mô hình thành công của Đài Loan, nhằm giúp ngành giày dép Việt Nam phát triển bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.</p>2025-03-14T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/316Đề xuất áp dụng mô hình Blended Learning trong Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải2025-04-01T03:53:10+00:00Nguyễn Thị Thu Hiềnhienntt@utt.edu.vnNguyễn Thị Loanloannt@utt.edu.vn<p>Công nghệ ngày càng phát triển đang đặt ra yêu cầu và những thách thức mới đối với các trường học về phương pháp dạy và học. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải là trường đại học công lập, đào tạo theo hướng ứng dụng. Trước những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ tốt hơn số lượng lớn số lượng sinh viên theo học tại trường, mô hình học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến (HTKH) được xem là giải pháp phù hợp. Bài báo này trình bày những phân tích các chính sách, quy định của nhà nước có liên quan đến học tập kết hợp và chuyển đổi số trong giáo dục, các nghiên cứu về HTKH trên thế giới, kinh nghiệm triển khai mô hình HTKH thành công, thực trạng của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và mức độ sẵn sàng khi triển khai mô hình HTKH. Từ đó đề xuất mô hình HTKH phù hợp áp dụng trong Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. </p>2025-03-31T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/317Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương thức thanh toán khi mua hàng trên nền tảng bán hàng trực tuyến – trường hợp người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội2025-02-18T09:21:41+00:00Công Vũ Hà Mihamicv@utt.edu.vnĐỗ Thị Vân Anhanhdtv@utt.edu.vn<p>Nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng khi mua hàng trên nền tảng bán hàng trực tuyến. 429 phiếu trả lời hợp lệ được thu thập bằng cách chọn ngẫu nhiên và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SmartPLS 3. Kết quả cho thấy quyết định lựa chọn phương thức thanh toán của khách mua hàng trên các nền tảng bán hàng trực tuyến tại Thành phố Hà Nội lần lượt bị các yếu tố lợi ích tài chính (β = 0,277), ảnh hưởng xã hội (β = 0,262), thói quen (β = 0,261), và tính hữu ích cảm nhận (β = 0,173) ảnh hưởng. Đáng chú ý, tính dễ sử dụng (β = 0,054) và tính bảo mật cảm nhận (β = -0,043) không có mối quan hệ phù hợp với việc lựa chọn phương thức thanh toán trong khảo sát này. Nghiên cứu này đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy thanh toán số trên các nền tảng kinh doanh trực tuyến.</p>2025-03-19T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/330Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép nhiều lớp không cốt đai2025-02-25T09:50:15+00:00Trần Ngọc Linhlinh.tn@vgu.edu.vn<p>Trong lĩnh vực kết cấu bê tông cốt thép, việc tính toán và đánh giá chính xác sức kháng cắt của cấu kiện bê tông không cốt đai luôn là một thách thức đối với nhà nghiên cứu và kỹ sư thực hành. Mặc dù đã có nhiều mô hình tính được đề xuất nhưng vẫn chưa có lời giải trọn vẹn cho bài toán này. Đặc biệt, đối với cấu kiện bê tông cốt thép nhiều lớp không cốt đai thì hiện chưa có mô hình tính toán nào được đưa ra. Bài báo này giới thiệu một lý thuyết mới về sức kháng cắt cho cấu kiện bê tông cốt thép không cốt đai. Điểm nổi bật của lý thuyết này là mô hình tính toán đi kèm hoàn toàn dựa trên các nguyên lý cơ học, không sử dụng tham số kinh nghiệm, cho phép áp dụng trong nhiều trường hợp cấu kiện chịu cắt, bao gồm cả cấu kiện bê tông nhiều lớp.</p>2025-03-14T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/334Phân tích tính toán hệ số phân bố hoạt tải cho cầu dầm I, T bê tông cốt thép nhịp giản đơn2025-03-19T08:57:01+00:00Nguyễn Tiến Hưngnguyentienhung@utt.edu.vn<p>Trong cầu đường ô tô, khi thiết kế kết cấu nhịp cầu dầm giản đơn như dầm I, T là kết cấu không gian bao gồm các bộ phận chính là dầm chủ, bản mặt cầu và hệ liên kết các dầm chủ với nhau. Dầm chủ là bộ phận chịu lực chính, để tính toán nội lực trong dầm ta cần tính toán hệ số phân bố hoạt tải đối với dầm đó. Để nghiên cứu đầy đủ hơn, tác giả đã tính hệ số phân bố hoạt tải theo các công thức của Tiêu chuẩn 11823-4: 2017 và sử dụng phần mềm Midas Civil phân tích kết cấu theo mô hình không gian cho cầu dầm I, T nhịp giản đơn. Từ đó so sánh kết quả theo hai phương pháp trên. Kết quả cho thấy hệ số phân bố hoạt tải cho mô men, cho lực cắt tính theo Midas đều lớn hơn tính theo công thức trong Tiêu chuẩn Việt Nam 11823-4: 2017 ở khu vực giữa các dầm ngang như L/8, 3L/8 và gối đối với hệ số phân bố hoạt tải cho lực cắt. Các chênh lệch đó lần lượt là (7,92 ÷ 36,1) % và (32,82 ÷ 118, 71) %. Nhưng tại các mặt cắt có dầm ngang như L/4, L/2 các hệ số này đều nhỏ hơn. Các chênh lệch đó lần lượt là (-14,72 ÷ 0) % và (-20,18 ÷ -1,62) %. Như vậy, ở những vị trí có sự chênh lệch lớn cần được chú ý trong tính toán thiết kế cầu dầm I, T bê tông cốt thép nhịp giản đơn.</p>2025-03-30T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông https://jstt.vn/index.php/vn/article/view/361Giải pháp công trình kết nối nhà ga đường sắt đô thị với hạ tầng dành cho xe đạp và đi bộ, hướng tới phát triển TOD tại Hà Nội2025-03-21T09:43:36+00:00Nguyễn Huy Hùnghungnh@utt.edu.vn<p>Mô hình phát triển đô thị định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) là một chiến lược để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất, giao thông công cộng và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, đường sắt đô thị là công cụ then chốt để cụ thể hóa mục tiêu phát triển TOD bằng việc tạo ra sự đồng bộ giữa phát triển đô thị và giao thông công cộng, kiến tạo không gian và các hoạt động mới trong vùng thu hút của các công trình ga. Để đạt được mục tiêu nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân và giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, việc khuyến khích người dân sử dụng xe đạp và đi bộ để tiếp cận các công trình ga đường sắt đô thị là ưu tiên hàng đầu nhằm cải thiện sức khỏe và hạn chế tình trạng quá tải của các phương tiện cơ giới trên hạ tầng đường bộ. Bằng những khảo sát thực tiễn tại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A), bài báo này tập trung phân tích thực trạng của các công trình kết nối nhà ga đường sắt đô thị với hạ tầng dành cho xe đạp và đi bộ, từ đó đề xuất các giải pháp thiết kế và quản lý nhằm tối ưu hóa khả năng kết nối của hạ tầng xe đạp và đi bộ với công trình ga đường sắt đô thị, làm tiền đề phục vụ cho mục tiêu phát triển TOD tại Hà Nội, trên cơ sở tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là một ví dụ điển hình.</p>2025-03-27T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông